phac-do-chan-doan-dieu-tri-va-phuc-hoi-chuc-nang-cho-tre-tu-ky

Phác đồ chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ

Đặng Tiến 28/09/2022

Chứng tự kỷ ở trẻ em điểm hình với việc rối loạn các kỹ năng khác nhau ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều mặt, nhất là kỹ năng giao tiếp xã hội và hành vi. Tình trạng tự kỷ nếu không được phát hiện kịp thời sẽ khó cải thiện, trẻ sẽ càng tự cách biệt bản thân đối với xã hội. Vậy để phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ cần làm những gì?

Dấu hiệu nghi ngờ trẻ tự kỷ cha mẹ cần biết

  • Không bập bẹ khi 12 tháng tuổi
  • Không biết ra hiệu khi 12 tháng tuổi
  • Không nói từ đơn khi 16 tháng tuổi
  • Không tự nói câu hai từ khi 24 tháng tuổi
  • Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng giao tiếp ở bất kỳ lứa tuổi nào

Chuẩn đoán tự kỷ ở trẻ

Để chuẩn đoán trẻ tự kỷ, có thể căn cứ theo:

  • Khiếm khuyết về chất lượng quan hệ xã hội (mắc tối thiểu 2 dấu hiệu)
  • Khiếm khuyết về sử dụng các hành vi không lời một cách rõ rệt như mắt nhìn mắt, thể hiện bằng nét mặt, tư thế của cơ thể và các cử chỉ khác nhằm điều hành quan hệ xã hội.
  • Mối quan hệ bạn bè kém phát triển tương ứng với mức phát triển.
  • Thiếu khả năng tìm kiếm sự chia sẻ niềm vui, các mối quan tâm, các thành tích với người xung quanh (không biết khoe, nói cho người khác những thú bản thân thích).
  • Thiếu tình cảm và quan hệ xã hội.
  • Khiếm khuyết về chất lượng giao tiếp (mắc tối thiểu 1 dấu hiệu)
  • Kỹ năng nói chậm hoặc hoàn toàn không phát triển (không kể đến việc thay thế bằng các kiểu giao tiếp khác như điệu bộ hoặc nét mặt)
  • Khiếm khuyết rõ rệt về khả năng khởi xướng và duy trì hội thoại với người khác ở những trẻ có thể nói được.
  • Ngôn ngữ trùng lặp và rập khuôn khi sử dụng hoặc ngôn ngữ lập dị
  • Thiếu các trò chơi đa dạng hoặc giả vờ chơi, bắt chước chơi mang tính xã hội để phù hợp với mức phát triển.
  • Gò bó, trùng lặp, định hình những mẫu hành vi, mối quan tâm, hoạt động (xuất hiện tối thiểu 1 dấu hiệu)
  • Bận tâm bao trùm với 1 hoặc nhiều kiểu thích thú bất thường về tính định hình, cả cường độ và độ tập trung.
  • Với những hoạt động hoặc những nghi thức đặc biệt sẽ bị cuốn hút rõ rệt, không khoan nhượng.
  • Lặp lại hoặc rập khuôn những cử chỉ, cử động như vê, xoẵn vặn tất hoặc những cử động phức tạp của cơ thể.
  • Bận tâm kéo dài với những chi tiết của vật.
  • Chậm phát triển hoặc bất thường chức năng  hoạt động ở ít nhất 1 trong các lĩnh vực sau (trước 3 tuổi)
  • Tự kỷ ở trẻ có thể được chẩn đoán thông qua các xét nghiệm như điện não đồ, đo thính lực, test Denver, nhiễm sắc thể, chụp CT sọ não.

    Phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ

    Phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

  • Ngay sau khi phát hiện dấu hiệu tự kỷ cần can thiệp sớm.
  • Nhóm can thiệp sớm sẽ gồm: bác sĩ phục hồi chức năng nhi khoa, cán bộ tâm lý, cán bộ tâm thần, kỹ thuật viên ngôn ngữ, kỹ thuật viên hoạt động trị liệu, giáo viên mẫu giáo đặc biệt và cha mẹ trẻ.
  • Tùy theo mức độ tự kỷ và mức độ sự phát triển của trẻ để thiết lập chương trình can thiệp phù hợp.
  • Kiên trì và đều đặn can thiệp theo đợt tai trung tâm phục hồi chức năng phối hợp với điều trị tự kỷ tại nhà.
  • Quá trình can thiệp được thực hiện tại khoa phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Trung Ương.

    Để thiết lập một chương trình can thiệp hành vi ứng dụng cần: chọn khoảng 1 – 10 bài, mỗi bài chọn 1 – 3 tiết mục sắp xếp vào phiếu can thiệp hành vi. Can thiệp trong thời gian tối thiểu 60 phút/ngày, can thiệp mỗi ngày sau khi phát hiện tự kỷ, tốt nhất 40 giờ/tuần trong 1 – 3 năm đầu.

    Người thực hiện là kỹ thuật viên ngôn ngữ, kỹ thuật viên hoạt động, giáo viên mầm non hoặc gia đình.

    Hình thức trị liệu

    Phương pháp ABA áp dụng cho trị liệu cá nhân, giữa một cô giáo và một trẻ. Thời gian trị liệu một lần khoảng 30 phút, thực hiện trong 5 – 6 ngày/tuần, 3 tuần/đợt, 4 – 6 đợt/năm. Tùy theo mức độ của từng trẻ, quá trình trị liệu kéo dài 6 tháng, 12 tháng hoặc 24 tháng góp phần cải thiện hành vi và tăng cường khả năng tập trung, học tập của trẻ.

    Các nội dung trong trị liệu trẻ tự kỷ

  • Trị liệu ngôn ngữ và giao tiếp
  • Hầu hết trẻ tự kỷ gặp vấn đề nghiêm trọng trong phát triển giao tiếp và ngôn ngữ nên cần được trị liệu ngôn ngữ và giao tiếp. 

    Có 3 mức độ của chương trình can thiệp Giao tiếp và Ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ: 

    – Chương trình huấn luyện mức độ ban đầu về các kỹ năng: kỹ năng bắt chước, kỹ năng chú ý, kỹ năng tiếp nhận ngôn ngữ, kỹ năng trước khi đến trường, kỹ năng thể hiện ngôn ngữ, kỹ năng tự chăm sóc. 

    – Chương trình huấn luyện mức độ vừa về các kỹ năng: các kỹ năng giống với mức độ ban đầu nhưng ở mức độ cao hơn.

    – Chương trình huấn luyện mức độ cao về các kỹ năng: giống như trên và thêm Kỹ năng trường học, ngôn ngữ trừu tượng, kỹ năng xã hội.

  • Hoạt động trị liệu
  • Kỹ năng vận động tinh liên quan đến các cử động nhỏ của bàn tay cổ tay, ngón tay, ngón chân, môi và lưỡi giúp trẻ hiểu về ngôn ngữ, lời nói, ngôn ngữ không lời, phối hợp với các hoạt động chức năng của bàn tay  được gọi là hoạt động trị liệu. 

    Nhiệm vụ hướng dẫn của kỹ thuật viện hoạt động trị liệu gồm:

    – Kỹ năng sinh hoạt hằng ngày của trẻ tự kỷ: ăn uống (dùng dao, thìa, dĩa, cốc), mặc quần áo, tắm rửa, đi giày, đi tất, đi vệ sinh. 

    – Kỹ năng của bàn tay: cách viết, cách cầm vật nhỏ, cách vẽ, dùng kéo cắt dán

    – Kỹ năng tiền học đường

  • Phương pháp chơi trị liệu
  • Trẻ tự kỷ thường xuất hiện đặc điểm thường thấy là thiếu các kỹ năng chơi phù hợp với lứa tuổi nên mục tiêu liên quan đến việc chơi và sử dụng thời gian một cách thích hợp sẽ có trong giáo trình tổng hợp cho trẻ nhỏ tự kỷ.Hoạt động chơi của trẻ nhỏ là phương tiện chủ yếu để dạy các kỹ năng xã hội và nhiều trị liệu khác nhằm cải thiện động cơ hoặc ngôn ngữ hay các kỹ năng nhận thức. 

    Ngoài ra, trẻ tự kỷ cũng bị hạn chế về kỹ năng chơi tập thể nhóm nhỏ nên giáo viên cần hướng dẫn trẻ chơi theo một nhóm khoảng 5 – 6 người theo một chủ đề nào đó (gia đình, bác sĩ, xây dựng, nấu nướng…) để giúp trẻ hòa nhập với bạn bè và tuân theo các luật chơi. 

  • Điện kích thích phát âm
  • Sử dụng máy VOCASTIM hỗ trợ việc kích thích tạo ra âm thanh và lời nói của trẻ.  Cho trẻ sử dụng 15 phút/ngày, 5 – 6 ngày/tuần, 3 tuần/đợt, 4 – 6 đợt/năm.