-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Các tư thế ngồi đặc biệt ở trẻ ???
02/03/2020
A. THẾ NÀO LÀ NGỒI CHỮ W
- Khi trẻ ngồi, phần mông, hai đầu gối và hai bàn chân đều chạm đất với vị trí bàn chân nằm ngoài hai đầu gối
- Ở tư thế này, phần hông khép lại, khớp hông xoay vào trong
B. VÌ SAO TRẺ NGỒI NHƯ VẬY
1. Bất thường ở cấu trúc giải phẫu:
- Xương đùi xoay về trước: phần đầu và cổ xương đùi xoay về trước so với trục lồi cầu
- Khớp hông xoay vào trong cả khi ngồi và khi đi lại dẫn đến thích tư thế ngồi này
2. Do cơ phần thân yếu và khả năng thăng bằng kém
- Tư thế ngồi chữ W có thể là cách giúp trẻ bù đắp cho việc thiếu sức nâng đỡ của nhóm cơ thân hoặc khả năng thăng bằng trong trạng thái tĩnh kém
3. Do thói quen:
- Trẻ có thể hình thành thói quen này khi bắt đầu tập bò trên hai tay và đầu gối với vị trí bàn chân mở rộng hơn hai đầu gối hoặc khi trẻ quỳ trên hai gối với bàn chân mở rộng hai bên hơn
- Trẻ nhận ra mình cần vận ít sức hơn mà vẫn giữ được thăng bằng tốt (do diện tích tiếp xúc nền ở tư thế này lớn) và dần thích ngồi kiểu W hơn
C. NGỒI Ở TƯ THẾ NÀY CÓ GÌ KHÔNG ỔN?
Việc trẻ ngồi thường xuyên trong khoảng thời gian dài ở tư thế W dẫn đến:
1. Giảm sử dụng lực phần thân:
- Tư thế này không đòi hỏi phải vận dụng nhiều lực từ nhóm cơ bụng+lườn+lưng để giữ thăng bằng
- Tư thế này cũng giảm việc cơ thể phải chuyển trọng tâm trái-phải, trước-sau khi hoạt động dẫn đến suy giảm phối hợp thăng bằng của cơ thể
2. Ảnh hưởng không tốt đến cột sống
- Tư thế này với khung chậu nghiêng về sau, khuyến khích xương cột sống cong lại dẫn đến ngồi gù lưng
- Ảnh hưởng đến tư thế sống lưng nói chung do tạo thói quen không vận dụng sức cơ thân
3. Tật ngón chân xoay vào trong
- Duy trì liên tục việc khớp hông xoay vào trong làm giảm khả năng giãn xoay ra ngoài. Sự thiếu dẻo dai này dẫn đến tật ngón chân xoay vào trong. Tật này lại củng cố tật vặn trước của xương đùi
4. Suy yếu khả năng xoay trái phải của thân
- Hãy thử xoay người trong hai tư thế khi lưng thẳng và khi sống lưng uốn cong, bạn sẽ thấy việc giữ sống lưng thẳng làm tăng biên độ xoay mình.
- Tư thế W khuyến khích cột sống cong lại do đó ảnh hưởng tới khả năng xoay trái-phải của thân vì nhóm cơ bụng bị co lại. Việc thiếu khả năng vận động linh hoạt sử dụng sức giãn của cơ thân dẫn đến giảm phối hợp hoạt động của hai nửa thân trái-phải
5. Trì hoãn hoặc suy giảm phát triển vận động tinh
- Việc phối hợp hai phần thân trái – phải là hết sức quan trọng trong phát triển vận động tinh. Chẳng hạn, trẻ nên biết sử dụng cả hai tay khi được 8 tháng tuổi bằng việc chuyển đồ vật đang cầm nắm ở tay này sang tay khác. Những động tác vận động tinh phức tạp khác như buộc dây giày, cài khuy áo đều cần phối hợp linh hoạt hai nửa thân. Do đó, việc giảm thiểu tính linh hoạt trong vận động hai nửa thân ở tư thế W có thể ảnh hưởng tới phát triển vận dộng tinh của trẻ
6. Tăng áp lực lên khớp hông
- Tư thế này dẫn đến việc khớp hông phải cọ xát mạnh với cả hai đầu xương nối dẫn đến đau khớp hông hoặc thậm chí thoái hóa khớp ở tuổi trưởng thành
7. Đau lưng và hông ở tuổi trưởng thành
- Ngồi thường xuyên ở tư thế xương chậu nghiêng về sau và cột sống cong dẫn đến áp lực lớn lên một số đốt sống.
- Trong tư thế W, đầu xương đùi và phần hốc xương chậu ma xát mạnh có thể làm đau hông hoặc thoái hóa khớp về lâu dài.
D. GIẢI PHÁP CHO TƯ THẾ NGỒI W
Trên thực tế việc duy trì cơ thể quá lâu ở bất kỳ một tư thế nào đều có tác động không tốt. Vì vậy một trong những giải pháp quan trọng nhất với các vip chỉ thích ngồi chữ W là 🎄tập cho con các tư thế ngồi đa dạng:
- Ngồi bắt chéo chân
- Ngồi với hai chân duỗi trước mặt (mẹ có thể cho bé chơi nu na nu nống để tập tư thế này)
- Ngồi với hai chân cùng xoay về một bên (tư thế này dễ tập vì cũng tạo thăng bằng dễ dàng)
- Ngồi xổm – giúp dãn cơ lưng dưới
- Ngồi trên ghế đẩu thấp, bàn chân đặt bằng xuống đất giúp giữ lưng thẳng
Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.