-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Làm gì nếu trẻ cáu giận?
14/09/2022
Trong quá trình trưởng thành trẻ em thường có những cơn giận dữ. Đây là điều phổ biến ở rất nhiều trẻ. Có cách nào để chúng ta đối phó với những cơn giận dữ và ngăn chặn chúng xảy ra. Hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết dưới đây.
1. Tại sao giận dữ xảy ra?
Nổi cơn thịnh nộ là biểu hiện sự tức giận do trẻ không được đáp ứng điều mình muốn, thất vọng về những hạn chế hoặc không được làm theo ý riêng của mình. Con không hiểu điều cha mẹ giải thích hay tại sao lại như vậy. Sự thất vọng hay tức giận này bùng phát – dẫn đến cơn giận dữ.
Với hầu hết trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, cơn giận dữ thường là cách trẻ thể hiện sự thất vọng của bản thân. Khi trẻ lớn hơn, nổi cơn thịnh nộ có thể là một hành vi có thể học được. Nếu bạn thưởng cho con nững cơn giận dữ bằng thứ gì đó mà con bạn muốn – hoặc bạn cho phép con bạn thoát khỏi mọi thứ bằng cách nổi cơn thịnh nộ - cơn giận dữ có thể sẽ tiếp tục.
2. Trẻ hay cáu giận có ảnh hưởng như thế nào?
Các cơn giận dữ của trẻ thường xuất hiện vào cuối năm đầu đời, phổ biến nhất ở trẻ 2 tuổi đến 4 tuổi và thường gián đoạn sau khi trẻ được 5 tuổi. Nếu cơn tức giận của trẻ thường xảy ra sau 5 tuổi, chúng có thể tồn tại suốt thời thơ ấu.
Nguyên nhân trẻ hay cáu giận, ăn vạ có thể là do thất vọng, mệt mỏi và đói. Trẻ em cũng có thể có cơn cáu giận để tìm kiếm sựu chú ý, trẻ muốn có được thứ gì đó hoặc để tránh phải làm điều gì đó.
Cơn giận dữ của trẻ có thể bao gồm cấc biểu hiện:
• Hét lên
• Trẻ hay khóc thét
• Khóc
• Đánh đập
• Lăn trên sàn
• Nhảy dậm chân
• Vứt bỏ mọi thứ
• Đứa trẻ có thể trở nên đỏ mặt và đánh hoặc đá một ai đó
Napoleon từng nói rằng “những người có thể kiểm soát được cảm xúc còn giỏi hơn cả những vị tướng giành chiến thắng. Ngược lại, những người không thể kiểm soát cảm xúc của bản thân thực sự tê hại, họ làm việc mà không nghĩ đến hậu quả, họ dựa vào cảm xúc để kiểm soát mọi hành vi, họ có thể làm tổn hại chính mình và tổn thương người khác”.
Việc quản lý cảm xúc là một việc làm quan trọng trong sự phát triển toàn diện của một đứa trẻ, thậm chí nó sẽ ảnh hưởng đến việc trẻ có thể có được các mối quan hệ giữa các cá nhân tốt và một tinh thần lành mạnh trong tương lai hay không. Một đứa trẻ biết kiểm soát cảm xúc sẽ có thể chấp nhận và quản lý những điều vui buồn, lo lắng... của mình và không làm hại đến ai.
Ngiên cứu mới nhất về gió dục trẻ em cho thấy, những trải nghiệm cảm xúc của trẻ trước 6 tuổi có một tác động lâu dài trong cuộc đời một người. Nếu không thể tập trung chú ý, tính cách của trẻ sẽ bị bi quan, cô đơn, lo âu, không hài lòng với bản thân và trẻ hay ăn vạ,..., những điều này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhân cách tương lai của trẻ. Hơn thế nữa, nếu những cảm xúc tiêu cực của trẻ xảy ra thường xuyên và liên tục, chúng sẽ ảnh hưởng lâu dài tới tính cách, sức khỏe và các mối quan hệ cá nhân của trẻ.
Do đó bạn cần chú ý tới cảm xúc của trẻ từ sớm và có sự giúp đỡ trong việc điều chỉnh hướng dẫn trẻ quản lý cảm xúc của mình.
3. Làm gì khi trẻ hay cáu gắt?
Nếu bạn là bậc cha mẹ đang vất vả trấn an đứa con hay nổi cáu cảu mình, bạn cần phải dạy cho con những kỹ năng lành mạnh để kiềm chế cảm xúc. Hãy đọc và khám phá 7 phương pháp hữu ích dưới đây nhằm giúp con mình kiềm chế cơn giận nhé.
-
- Dạy trẻ nhận biết cảm xúc
Trẻ con thường nổi nóng khi không thể diễn tả cảm xúc của mình. Một đứa trẻ không thể nói mình đang nổi nóng sẽ la hét để bạn thấy nó đang nóng giận. Hay một đứa trẻ không biết mình đang buồn có thể sẽ gây chuyện để cha mẹ chú ý.
Hãy bắt đầu dạy con những cảm xúc cơ bản như vui, buồn, giận, sợ. Hãy nói: “Con đnag giận à?” để con bạn biết mình đang cảm thấy thế nào. Dần dần, chúng sẽ học được cách ghi nhận cảm xúc. Khi con bạn hiểu hơn về cảm xúc bản thân và biết cách miêu tả chúng rồi, hãy dạy con những từ phức tạp hơn như bực bội, thất vọng, lo lắng và cô đơn.
-
- Tạo một nhiệt kế đo mức tức giận
Nhiệt kế tức giận là công cụ giúp trẻ em nhận ra chúng đang giận dữ quá mức. Vẽ một nhiệt kế lớn trên một tờ giấy. Số 0 ở dưới cùng và điền vào các số cho đến 10 ở trên đỉnh nhiệt kế.
Mức 0 có nghĩa là ‘không tức giận’, mức 5 là ‘mức tức giận trung bình’, và mức 10 là ‘giận hơn bao giờ hết’.
Giải thích với con bạn về những ngôn ngữ cơ thể ứng với từng mức độ trên nhiệt kế. Con sẽ mỉm cười ở mức 0, làm mặt giận dữ ở mức 5 và tới mức 10 con có thể trở thành ‘quái vật giận dữ’.
Và khi trẻ con nhận biết được những dấu hiệu ấy, chúng sẽ tự hiểu mình cần phải bình tĩnh lại trước khi mức độ giận dữ chạm ngưỡng 10. Treo nhiệt kế tức giận ở một địa điểm dễ thấy và hỏi trẻ: “Hôm nay con giận tới mức nào?’
-
- Lập kế hoạch giúp con bình tĩnh lại
Hãy dạy con bạn phải làm gì khi bắt đầu cảm thấy giận dữ. Hãy dạy con cách kiềm chế cơn giận, đừng để con ném đồ đạc hay đánh em mình.
Khuyến khích con cái tự ‘giải lao’ khi bực bội, dặn con là con có thể vào phòng mình để bình tĩnh lại khi bắt đầu thấy bực. Khuyến khích con tô màu, đọc sách hoặc làm các hoạt động để bình tĩnh lại.
-
- Dạy con một số kĩ năng kiềm chế cơn giận
Một trong những cách tốt nhất để giải tỏa bực bội trong trẻ là dạy con những kĩ năng cụ thể. Ví dụ như hít thở sâu có thể trấn an tâm trí và cơ thể trẻ khi bé buồn bực. Đi dạo, đếm tới 10 hoặc lặp lại những cụm từ hữu ích cũng có tác dụng. Hãy dạy con một số kĩ năng khác như kĩ năng kiềm chế cảm xúc và tự kiểm điểm. Trẻ con dễ cáu giận cần được chỉ bảo tận tình những kĩ năng đó để giải tỏa buồn bực.
-
- Đừng quá nhân nhượng khi con nổi giận
Thi thoảng những đứa trẻ sẽ ầm lên để bố mẹ chiều theo chúng. Nếu một đứa trẻ khóc quấy rồi được nhận một món đồ chơi để giữ im lặng, bé sẽ biết mình quấy phá vậy là có tác dụng.
Đừng quá nhân nhượng trước con mình. Sự nhân nhượng của bạn sẽ trấn an được bé trong thời gian ngắn nhưng về lâu về dài vấn đề sẽ trở nên tệ hơn và trẻ cũng dai dẳng hơn.
-
- Phạt con khi cần thiết
Dạy dỗ thường xuyên để con bạn hiểu rằng chúng không được quá quấy phá hay hỗn hào. Nếu con bạn phá luật, bạn nên phạt chúng. Phạt úp mặt vào tường hoặc tước đi đặc quyền là hai phương pháp phạt con hiệu quả. Nếu con bạn tức giận đập vỡ thứ gì hãy bảo con làm sửa nó hoặc làm việc nhà để kiếm tiền sửa đồ. Đừng trao lại đặc quyền cho con nếu con chưa khắc phục hậu quả.
-
- Tránh xa truyền thống mang tính bạo lực
Nếu con bạn đã có những hành vi gây hấn, dễ bực dọc, đừng cho con xem TV hay chơi trò chơi có yếu tố bạo lực. Đừng cho con chứng kiến bạo lực mà hãy cho con đọc sách, chơi trò chơi và xem chương trình có kĩ năng giải quyết mâu thuẫn lành mạnh.