-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Làm thế nào khi trẻ bị chậm nói?
14/09/2022
Ngôn ngữ chính là phương tiện để chúng ta trao đổi thông tin, biểu đạt tinh cảm, nhu cầu của bản thân... Đối với trẻ nhỏ cũng vậy, nhưng hiện nay tình trạng trẻ chậm nói đang diễn ra khá phổ biến và nó đang trở thành vấn đề “đau đầu” của nhiều cha mẹ. Vậy khi trẻ chậm nói cần làm gì?
1/ Như thế nào là trẻ chậm nói?
Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho trẻ chậm nói, đó có thể chỉ đơn thuần trẻ chậm nói sinh lý mà thôi, nhưng cũng có thể là do trẻ bị mất thính giác, trẻ bị rối loạn phát triển hoặc thậm chí là trẻ đang mắc một số bệnh lý liên quan đến thần kinh. Để điều trị hiệu quả nhất thì trẻ cần phải tìm được nguyên nhân từ đó sẽ đưa ra được liệu pháp điều trị phù hợp.
So với mốc phát triển ngôn ngữ thông thường của trẻ nhỏ thì những trẻ chậm nói thường có khả năng ngôn ngữ kém hơn, chậm phát triển hơn. Hiện nay có 3 đối tượng trẻ bị chậm nói phổ biến nhất đó là trẻ chậm nói đơn thuần, trẻ bị chậm nói do có những khiếm khuyết sự phát triển của não bộ và trẻ bị chậm nói do các vấn đề ở cơ miệng.
2/ Trẻ chậm nói có sao không?
Một trong những nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ khi trẻ bị chậm nói là “ Liệu con tôi có bị tự kỷ không?”. Tuy nhiên không phải cứ chậm nói là bị tự kỷ, chậm mói còn có thể là dấu hiệu của các bệnh khuyết tật phát triển như rối loạn ngôn ngữ, thiểu năng trí tuệ, mất thính giác hay thậm chí chỉ là do trẻ phát triển chậm, sau một thời gian thì sẽ phát triển bình thường.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có đến 70% trẻ từ 12 – 14 tháng hoặc thậm chí 18 tháng tuổi không biết nói và được xác định không mắc phải chứng tự kỷ hoặc các rối loạn phát triển nghiêm trọng khác. Do đó bạn cũng không cần quá lo lắng nhưng cũng không nên chủ quan về tình trạng chậm nói của trẻ. Cách tốt nhất là đưa trẻ đi khám để xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này.
3/ Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị chậm nói
Trẻ sẽ được coi là chậm nói nếu xuất hiện một số dấu hiệu sau:
- Đối với trẻ từ 3-4 tháng
• Không phản ứng với những tiếng động mạnh.
• Không phát ra âm thanh gừ gừ.
• Bắt đầu gừ gừ nhưng không biết bắt chước các âm thanh (khi 4 tháng).
- Đối với trẻ 7 tháng tuổi:
• Không phản ứng với các tiếng động.
- Đối với trẻ 12 tháng tuổi:
• Không thích giao tiếp với người khác (bằng cách sử dụng âm thanh, cử chỉ hay lời nói), kể cả khi cần giúp đỡ hay muốn điều gì đó.
• Không biết nói dù chỉ một từ như “bà” hay “mẹ”.
• Không biết làm các động tác như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không, chỉ tay.
• Khi được gọi tên thường không có phản ứng.
• Không quan tâm tới mọi thứ xung quanh mình.
- Đối với trẻ được 15 tháng tuổi:
• Không hiểu và phản ứng với các từ như “không”, “dậy nào”.
• Không nói được từ nào.
• Không chỉ vào đồ vật hay bức tranh khi được hỏi.
• Không bao giờ chỉ vào vật mình thích để đòi hỏi bạn.
- Đối với trẻ được 18 tháng tuổi:
• Không thể chỉ vào vài bộ phận của cơ thể (ví dụ đầu, mắt, mũi) khi được yêu cầu.
• Không thểnois được quá 6 từ.
• Không thể giao tiếp bằng bất cứ cách nào, kể cả khi cần giúp đỡ, không biết chỉ vào thứ mình muốn.
• Chưa nói được các từ đơn giản như “mẹ, bà,...”.
• Không hiểu các mệnh lệnh đơn giản.
• Không đáp lời bằng lời nói cũng như hành động khi được hỏi một vấn đề gì đó.
- Đối với trẻ nằm trong độ tuổi từ 19-23 tháng tuổi:
• Hạn chế về khả năng tiếp thu từ mới.
- Đối với trẻ 24 tháng tuổi:
• Không thể nói nổi quá 15 từ.
• Chỉ có thể nhắc lại lời nói của người khác chứu không tự mình nói ra được.
• Không thể thực hiện những cuộc hội thoại đơn giản ví dụ như “mẹ bế,...”.
• Không hiểu các chỉ dẫn hay câu hỏi dài.
• Không có khả năng chơi búp bê cũng như tự chơi đồ chơi.
• Đôi lúc cũng không biết bắt chước hành dộng hay lời nói của người khác.
• Khi xem sách, trẻ không thể chỉ vào một bức tranh mà bạn gọi tên.
4/ Nguyên nhẫn dẫn tới việc trẻ bị chậm nói là gì?
- Do yếu tố tâm lý
Khi trẻ đang trong giai đoạn phát triển và có những nhận thức xung quang nếu như cha mẹ không quan tâm hay trẻ bị bỏ rơi thường trẻ sẽ phải chịu một cú sốc rất lớn ảnh hưởng đến tâm lý. Dường như đây chính là một nguyên nhân chính khiến cho trẻ bị chậm nói.
Yếu tố tâm lý sẽ khiến cho trẻ cảm thấy thu mình lại, lầm lỳ, ít nói, trẻ không cảm thấy vui vẻ hay hứng thú với những sự vật, hiện tượng xung quanh.
- Do yếu tố bệnh lý
Có một số trẻ bị chậm nói là do mắc phải một số bệnh lý như bẩm sinh các cơ quan như họng, tai, mũi,... gặp vấn đề hoặc do não bộ của trẻ phát triển không bình thường... Đây được cho là nguyên nhân gián tiếp nó sẽ khiến cho em bé của bạn không phát triển như các em bé bình thường hoặc có thể là phát triển chậm hơn.
- Trẻ mắc chứng tự kỷ
Có không ít những em bé mắc phải hội chứng này và đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Việc trẻ bị chậm nói cũng có thể cho rằng đó chính là biểu hiện của hội chứng tự kỷ này đấy.
Khi mắc phải hội chứng này trẻ sẽ không thích giao tiếp hay nói chuyện với mọi người xung quanh tuy nhiên đây cũng là một nguyên nhân nhỏ mà cha mẹ cần đặc biệt để ý dến.
Sau khi thấy trẻ có dấu hiệu cha mẹ cần phải cho trẻ đi khám để nhận được sự hướng dẫn của bác sĩ, ngoài ra thì có thể chủ động cho trẻ theo hco các khóa học phù hợp với từng độ tuổi của trẻ giúp cho trẻ phát triển tự nhiên nhất. Hãy nhớ là càng sớm càng tốt vì trước 3 tuổi não bộ của trẻ sẽ phát triển nhanh nhất và sau đó chậm dần.
5/ Trẻ em chậm nói phải làm sao?
Có lẽ đây chính là vấn đề mà các bậc phụ huynh luôn quan tâm nhất. Ngay từ khi trẻ còn nhỏ mà bố mẹ đã phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường khavs với những đứa trẻ khác thì cần phải thực hiện các phương pháp kích thích trẻ nói chuyênh cụ thể như:
- Nói chuyện nhiều hơn với trẻ
Cha mẹ hãy nhớ là cần phải nói chuyện thật nhiều với trẻ, nói mọi lúc, mọi nơi ngay cả khi bé ăn, bé tắm... bởi có thể lúc này trẻ chưa thể nói chuyện được nhưng những câu chuyện đơn giản mà chúng ta cung cấp cho trẻ trẻ cũng phần nào hiểu được đấy và từ đó biểu thị lại thái độ, việc trẻ chú tâm lắng nghe cũng đã là một thành công rồi đúng không nào?
- Dạy trẻ nói hàng ngày
Phụ huynh cần có sự điều chỉnh cách giao tiếp và thời lượng gioa tiếp mỗi ngày với trẻ
• Đối với những trẻ mới bắt đầu tập nói, ban đầu bạn nên dạy trẻ những âm thanh đươn giản như “bố, mẹ,...” để trẻ có thể bắt chước the. Bạn cũng có thể vừa nói vừa kết hợp với hành động để giúp trẻ mở rộng vốn từ, biết gắn kết các từ và đồ vật lại với nhau. Tức là nói về cái gì thì sẽ chỉ tay cho trẻ thấy thứ đó, tăng cường giao tiếp bằng mắt với trẻ...
• Chú ý vào việc gọi tên chính xác, ngắn gọn mọi thứ xung quanh để phù hợp với nhận thức và trí nhớ của trẻ.
• Liên tực thay đổi vật dụng, môi trường học tập nói để tạo hứng thú tương tác cho trẻ cũng là điều cần làm.
• Không nên cho trẻ xem tivi quá nhiều. Khi xem tivi, phụ huynh nên cùng xem với trẻ, đồng thời cùng bình luận về các tình tiết, nhân vật, hội thoại để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ.
- Tuyệt đối không bắt chước lại ngôn ngữ của trẻ
Những em bé khi mới tập nói, việc phát âm không chuẩn, nói ngọng là đièu hoàn toàn bình thường, nhưng bố mẹ nên nhớ tuyệt đối không nên bắt chước những giọng điệu này của trẻ nhé, vì trẻ sẽ nghe lại lời nói của bạn và cho rằng mình đã nói đúng trẻ sẽ nói sai và ngọng nhiều hơn, lâu dần sẽ hinhg thành thó quen khó có thể sửa đổi được.
- Giúp trẻ tiếp xúc với nhiều bạn bè cùng lứa tuổi
• Nếu cha mẹ đang không biết khi trẻ chậm nói cần làm gì? Thì tại sao không cho con đến trường học, đến khu vui chơi... đi nhỉ? Việc các bé được giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi sẽ giúp bé trở nên dan dĩ hơn, cũng nhanh nhẹn hơn và tự tin hơn khi giao tiếp. Bạn cho rằng khi trẻ còn nhỏ không thể nói chuyện với nhau được, nhưng không? Trẻ sẽ biết sử sụng ngôn ngữ riêng của mình để nói chuyện với nhau, nếu mẹ nghe được sẽ thấy thú vị lắm đấy.
• Ngoài ra thì cha mẹ cũng hãy chú ý là khi bé hỏi hãy luôn trả lời bé, tuyệt đối không gượng ép trẻ khiếm cho trẻ cảm thấy bị áp lực mà hãy vỗ tay khen ngợi khi trẻ đã phát âm được một từ đúng, điều này sẽ hỗ trợ cho trẻ cảm thấy mình đã thành công và không còn lo lắng nứa đấy
• Còn nếu nguyên nhân là do yếu tố thính lực của trẻ thì hãy cho trẻ đi thăm khám bác sĩ, thật ra trước 5 tuổi nếu trẻ có vấn đề về thính lực thì khả năng phẫu thuật thành công cũng khá khả quan. Còn nếu do chế độ ăn uống cha mẹ chỉ cần cung cấp đầy đủ tinh dưỡng chất cho trẻ là được.
- Mua cho trẻ những bộ đồ chơi thông minh (flashcard, xếp khối, thú bông,...)
Đồ chơi thông minh giúp phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ cho bé mang lợi nhiều lợi ích:
• Giúp bé phát triển thể lực, vận động tốt hơn: Ở giai đoạn này các bé cần được vận động để phát triển thể chất giúp bé mạnh khỏe hơn. Vì thế cho bé chơi đồ chơi thôngminh để kích thích sự vận động hàng ngày.
• Giúp bé phát triển ngôn ngữ, mạnh dạn hơn: Bé 4 tuổi đã có thể hiểu và nói được theo ý của mình. Bé cần được phát triển ngôn ngữ nói nhiều hơn để có thể giao tiếp với mọi người xung quanh. Đồ chơi giúp bé phát triển ngôn ngữ và mạnh dạn hơn trong giao tiếp trong giai đoạn này là điều cần thiết.
• Giúp bé tăng khả năng tư duy, sáng tạo: Những điều bé tiếp xúc hàng ngày sẽ ảnh hưởng đến tư duy của bé. Những món đồ chơi thông ming khác nhau như xếp hinhg, khối thẻ gỗ lắp ráp, xây dựng,... sẽ giúp bé phát triển trí tuệ tốt hơn.
• Giúp bé trưởng thành và có ý thức về sự vật, sự việc xung quanh: Bé sẽ muốn tương tác với các bé cùng tuổi, có cảm xúc với sự việc xảy ra quanh mình và có thể phát triển ý thúc muốn độc lập, ngắn nắp, gọn gàng.