nhung-phuong-phap-dieu-tri-chung-tu-ky-phan-1

Những phương pháp điều trị chứng tự kỷ ( phần 1)

Tùng Thiện 22/12/2019

Các mẹ thân mến!

Biểu hiện của trẻ Tự kỷ thường suất hiện khi trẻ 3 tuổi và kéo dài suốt đời. Trẻ Tự kỷ gặp rất nhiều khó khăn, thiếu sót không chỉ về mặt hình thể và còn về những kỹ năng sống cơ bản. Do đó, trẻ Tự kỷ là đối tượng trẻ em cần được sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt từ gia đình và xã hội, Đây là đối tượng trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương. Các triệu chứng của trẻ tự kỷ gặp phải bao gồm:

  • Rối loạn ngôn ngữ, khả năng giao tiếp: trẻ gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ, trẻ tự kỷ không thể tham gia vào một cuộc nói chuyện bình thường  dù trẻ hoàn toàn có khả năng, thậm trí không thể giao tiếp thông qua lời nói…
  • Khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, chỉ có thể sinh hoạt theo một nếp nhật định, không thể thích ứng được với những thay đổi của môi trường xung quanh.
  • Có xu hướng không thích kết bạn và chỉ thích chơi một mình.
  • Luôn lặp lại một kiểu cơ thể nhất đinhk ví dụ như vỗ tay hoặc đập đầu vào tường…

Tuy nhiên, ở một số trẻ, xuất hiện hội chứng tự kỷ ‘’ bác học ‘’ những trẻ này có khả năng đặc biệt về toán học, hội họa, âm nhạc… mặc dù chưa được giáo dục và đào tạo bài bản.

Hội chứng Tự kỷ là một hội chứng chưa có phương pháp chữa trị hiệu quả. Song các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ Tự kỷ hoàn toàn có khả năng hòa nhập với cộng đồng, sống một cuộc sống hoàn toàn bình thường. Cha mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ có Hội chứng Tự Kỷ có khả năng đó nhờ vào các biện pháp chữa trị tại nhà. Một trong số những phương pháp đó là nhóm các trò chơi bài học tư duy, tương tác tại nhà. Nhà Sách xin mạn phép cung cấp một số hình ảnh, trò chơi tại nhà dành cho bé:

 

1. Trò chơi “đồng hồ quả lắc”

Mục đích: Luyện giữ thăng bằng. Luyện phát âm các âm i, a, ô. Phát triển giao tiếp và giúp nhận thức cái “tôi” của trẻ – tên của trẻ, cơ thể trẻ.

Cách chơi: Cùng đọc đồng giao với trẻ

Gió thổi, gió thổi

Thổi ai? Thổi ai?

Thổi bạn “a”

Làm gì? Làm gì?

Làm đồng hồ quả lắc

Tích tắc! Tích tắc!

Đồng hồ quả lắc

Qua trái, qua phải

Ngày cũng như đêm

Tích tắc! Tích tắc!

Tích tắc! Tích tắc!

Tích tắc! Tích tắc!

Trẻ nào được gọi tên thì bước ra phía trước làm đồng hồ quả lắc, lắc theo nhịp đọc, lắc sang trái – phải.

2. Trò chơi “mèo đuổi chuột”

Mục đích: Luyện phản ứng nhanh. Phát triển giao tiếp và rèn luyện khả năng chú ý, luyện các âm e, u, i

Cách chơi: Đọc và làm theo đồng dao

Meo meo meo

Chít chít chít

Xin một con mèo

Không có mèo nào

í í í

Chuột chít nhiều lắm

An bắt chuột đi

(Bé tên An ngồi xuống giả vờ làm mèo rình chuột)

Mèo canh giữ chuột

Đang giả vờ ngủ

Lũ chuột coi chừng

Meo meo meo meo

Mèo An vồ chuột

(Dứt đồng dao mèo chạy đi bắt chuột. Ai bị mèo bắt phải giả vờ làm chuột và chuột lăn ra sàn giả chết)

3. Trò chơi “Rung chuông”

Mục đích: Luyện phản ứng nhanh, chạy (đi) theo hướng định trước. Phát triển giao tiếp và nhận thức cái tôi của trẻ – tên của trẻ

Cách chơi: Dùng quả bóng có phát ra âm thanh hoặc cái chuông đặt ở giữa, cho trẻ đứng thành vòng trò. Cùng đọc đồng dao:

Nào bạn ơi ta cùng chơi

Bạn tên gì? Bạn tên gì?

Bạn tên “Hồng”, bạn tên “Lan”

Bạn tên “Hồng”, bạn tên “Lan”

Bạn nào có tên Hồng và Lan cùng chạy nhanh lên đạp quả bóng hoặc lắc chuông. Ai chậm hơn sẽ bị loại và phải ngồi vào ghế xem bạn chơi. Trò chơi kết thúc khi còn người cuối cùng và người cuối cùng sẽ là người chiến thắng.

4. Trò chơi “gọi tên”

Mục đích: Luyện phản ứng nhanh với âm thanh. Phát triển giao tiếp và nhận thức cái “tôi” của trẻ – tên của mình

Cách chơi: Một người đọc đồng dao và gọi tên. Các bạn chơi đứng tự do chạy nhảy múa theo ý thích

Bạn chạy, bạn nhảy

Bạn múa, bạn quay

Tôi ở nơi này

Sao cô đơn quá

Bạn “B” nơi nào?

Sao không tới đây?

Các bạn chơi nghe thấy tên mình liền chạy đến ngồi gần người đọc đồng dao

5. Trò chơi “lắc lư”

Mục đích: nhận thức các bộ phận cơ thể và tên gọi các bộ phận đó, hình thành hình ảnh ngoại hình cảu bản thân. Rèn vận động thô.

Cách chơi: Vừa hát vừa làm động tác phù hợp với lời ca

Lắc lư cái đầu là lắc lư cái đầu

Ồ sao bé không lắc?

A ha mình lắc lư cái đầu

Nhún cái vai cho đều là mình nhún cái vai cho đều

Ồ sao bé không nhún?

A ha mình lắc lư cái đầu, mình nhún cái vai cho đều

Lắc lư cái mông là lắc lư cái mông

Ồ sao bé không lắc?

A ha mình lắc lư cái mông

Nhún cái chân cho đều là mình nhún cái chân cho đều

Ồ sao bé không nhún?

A ha mình lắc lư cái mông, mình nhún cái chân cho đều

Vẫy vẫy cái tay là vẫy vẫy cái tay

Ồ sao bé không vẫy?

A ha mình vẫy vẫy cái tay

Nhún cái chân cho đều là nhún cái chân cho đều

Ồ sao bé không nhún?

A ha mình vẫy vẫy cái tay mình nhún nhún cái chân cho đều>

6. Trò chơi “bạn mèo”

Mục đích: Nhận thức nét mặt vui, buồn

Cách chơi; Vừa hát vừa làm cử chỉ điệu bộ và nét mặt theo nội dung bài hát

Chú mèo là bạn em

Khi vui chú kêu meo meo (hai tay ôm má, miệng cười toe toét)

Chú mèo là bạn em

Khi buồn chú kêu mèo mèo (hai tay ôm đều, miệng mếu)

Chú mèo là bạn em

Khi thương chú ôm em (hai tay ôm ngực miệng cười)

Chú mèo là bạn em

Khi ghét chú cào cào ( hai tay gãi 2 vai, mặt cau có)

 

 

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN