noi-ngong-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc

Nói ngọng - nguyên nhân và cách khắc phục

Nguyễn Thị Lý 14/12/2021

NÓI NGỌNG - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

👉 Các cơ hàm yếu

Cơ hàm yếu là nguyên nhân gây nói ngọng. Vì vậy, bố mẹ cần luyện tập cơ hàm cho con bằng phương pháp: nhai bánh quy giòn, trái cây, rau, các loại thịt…để con có cơ hàm khỏe mạnh.

👉 Các cơ má và lưỡi

Tập động tác súc miệng. Dạy con lăn một vật từ má này sang má khác để con có cơ má và cơ lưỡi mềm mại.

👉 Bệnh dị ứng, cảm lạnh & viêm xoang

Các căn bệnh về đường hô hấp khiến trẻ ngạt mũi phải thở bằng miệng….dẫn đến phát âm khó hoặc sai từ. Vì vậy khi con bị các bệnh trên, bố mẹ phải điều trị triệt để bệnh cho trẻ, để trẻ thở tự nhiên cả bằng mũi và miệng.

👉 Cha mẹ phát âm không chuẩn

Khi cha mẹ phát âm không chuẩn, nhất là âm “l” và “n” khiến bé nhầm lẫn về âm sắc. Vì vậy, cha mẹ cần học cách phát âm thật chuẩn, là tấm gương để con học theo.

👉👉👉 PHƯƠNG PHÁP SỬA NGỌNG

- Giúp bé thoải mái, thả lòng người và thật bình tĩnh trước khi nói.

- Không hỏi dồn khiến bé lúng túng, nói lắp, ngọng…

- Dạy bé cách đặt lưỡi thế nào, hơi bật ra làm sao và làm mẫu để bé dễ dàng bắt chước và học theo.

- Nói chuyện, hát cho bé nghe: dùng từ ngữ thật chuẩn và thường xuyên, bé sẽ có một quá trình để bắt chước theo những bài hát, câu chuyện mà bạn kể.

- Với những từ bé bị ngọng chúng ta sẽ kể lại phần đó nhiều lần để bé ghi nhớ và làm theo.

- Cho bé tiếp xúc với môi trường rộng lớn bên ngoài. Việc tăng cường những hoạt động giao tiếp, nhất là ở chỗ đông người sẽ khiến bé nhanh nhẹn, mau miệng hơn.

- Hạn chế để bé tiếp xúc với người hay bị nói ngọng.

- Khi con ngọng, tuyệt đối không nhại lại, điều này khiến bé sẽ không ý thức được việc phát âm chuẩn là việc nên làm.

Dưới đây là một số bài thơ chỉnh ngọng cho bé,ba mẹ tham khảo dạy con nhé!

👉👉Thực tế cho thấy rằng trẻ rối loạn âm lời nói ( RLALN) - Ngọng khá phổ biến và không phân biệt độ tuổi. Những học sinh mà tôi đã trực tiếp can thiệp có những rối loạn phức tạp và không bạn nào giống bạn nào cả. Điển hình một số trường hợp :

⭐️Ngọng âm tiết: biểu hiện ở việc trẻ phát âm sai chệch ở phần âm tiết- biến đổi âm như :👉”con chó” thành “ton tó”

👉”con” thành “ton”

👉”cô” thành “tô”

👉”đỏ” thành “bỏ”

👉” đạp” thành “ vạp”

⭐️Lỗi phát âm ở âm đầu, âm cuối :

👉”hóc” thay vì “khóc”

👉”mia” thay vì “mưa”

👉 “ hươn “ thay vì “ hương”

👉 “ thun “ , “ than” , “ thăn” thay vì “ thanh”

🌟Ngọng dấu: trẻ sử dụng dấu sắc thay cho dấu ngã:

👉”con bị ngá” thay vì “con bị ngã”

👉”con ăn nứa” thay vì “con ăn nữa”

✏️dấu nặng thay cho dấu hỏi: ( trường hợp này gặp rất nhiều )

👉”đi ngụ” thay vì “đi ngủ”

👉”con hộ” thay vì “con hổ”

👉” màu đọ” thay vì “ màu đỏ”

🌟Ngọng do yếu tố địa phương:

👉Âm “r “ thành âm “ g “

👉”con rùa” thành “con gùa”

👉 “ đi ra “ thành “ đi ga “

✏️✏️✏️Theo nghiên cứu cho thấy rằng tiếng Việt có tất cả 6 thanh : ngang, huyền , sắc , hỏi, ngã , nặng.

✏️✏️Nhưng vì dụ tôi học tiếng Trung thì chỉ có 4 thanh : ngang, huyền, sắc , hỏi

👉👉👉Cho thấy sự phức tạp trong thanh điệu của tiếng Việt cũng là một khó khăn cho người nước ngoài học ngôn ngữ và trẻ em cũng vậy, bất kỳ một ngôn ngữ nào cũng là mới mẻ với trẻ ngay cả tiếng mẹ đẻ. Chỉ là do có môi trường nên nghe hàng ngày sẽ quen. Nhưng ngược lại một đứa trẻ thuần Việt nhưng sinh ra ở nước ngoài và nói tiếng nước ngoài thì cũng sẽ nói tiếng Việt lơ lớ. Vì vậy việc chỉnh thanh cho trẻ là một điều khá khó khăn.

📝📝Ở miền bắc thì gặp rất nhiều trường hợp ngọng âm l và âm n :

👉” nói” thành “lói”

👉”uống nước” thành “uống lước”

👉 “lung linh” thành “ nung ninh”

👉 và “ lông lá “ lại thành “ nông ná”

 

📝📝📝Vì vậy chúng ta cũng nên tìm hiểu để biết rằng RLALN - Ngọng chia làm 2 loại :

- Ngọng thực thể : trục trặc của bộ phận phát âm : nghe, sứt môi, đầy lưỡi, ngắn lưỡi...

- Ngọng chức năng : do môi trường và nhận thức của trẻ.

👉👉👉Ngoài ra nguyên nhân là do trẻ không biết sử dụng các cơ quan phát âm và đặt đúng vị trí: lưỡi với môi hoặc răng để phát ra các âm khác nhau.

⁉️⁉️⁉️Nguyên nhân khiến trẻ nói ngọng:

Hiện nay theo nghiên cứu nguyên nhân nói ngọng ở trẻ vẫn chưa được xác định rõ. Nhưng sẽ có một số yếu tố dưới đây sẽ ảnh hưởng đến việc RLALN của trẻ.

👉Trẻ mắc một số bệnh bẩm sinh như điếc, bại não, hội chứng Down, sứt môi,…

👉Một số trẻ ngậm núm vú giả nhiều và trong thời gian dài, lưỡi sẽ có xu hướng thè ra ngoài. Do vậy, khi phát âm, theo thói quen, lưỡi trẻ thường đưa ra ngoài khiến âm bị chệch.( trường hợp này với con trai mình thì không thấy đúng, vì con cũng ngậm núm vú giả nhưng từ khi tập nói con đã không ngọng)

👉Trẻ bị các bệnh ảnh hưởng đến đường phát âm như bệnh mũi xoang, viêm VA… cũng có thể bị nói ngọng. Các bé thường gặp tình trạng có những chữ đáng lẽ ra miệng phải kín nhưng trẻ khó thở nên há mồm, dẫn tới phát âm sai.( trường hợp này gặp ở học sinh khá nhiều vsf nhiều trường hợp đáng lẽ phải để hơi được thoát ra thì trẻ lại chặn lại ...)

👉Trẻ không biết cách sử dụng các cơ quan phát âm( môi, răng, lưỡi) cũng như chưa biết các quy luật phát âm.

👉Nghe người lớn phát âm sai và trẻ bắt chước theo ( cái này rất nhiều vì ông bà bố mẹ nhiều khi có thói quen trêu đùa kiểu cưng nựng từ khi còn bé : yêu nà, thươn thươn, con tó ton này, géc toá.... )

👉Cha mẹ không sửa cho trẻ khi trẻ cố gắng diễn đạt ý muốn của mình với bố mẹ bằng những âm sai( điều này hết sức sai lầm, và khi bố mẹ nhận ra đều chia sẻ thú thực lúc con biết nói là mừng lắm rồi ( đối với những bạn chậm nói ) nên không chú ý sửa đúng hay sai nữa. Có bố mẹ thì nghĩ “ ôi dào , lớn nó tự hết, có gì mà lo đâu, trước t cũng ngọng mà “ , ngang hơn nữa “ ôi t vẫn ngọng đây này, nói mọi người vẫn hiểu, chả việc gì phải sửa làm gì nữa cả “.....

👉Chơi cùng với những nhóm trẻ nói ngọng và trẻ học theo ( cái này rất hay gặp khi trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo, con tôi cũng học bạn nói ngọng giống bạn và thấy đó làm thích thú vì nghe nó lạ lạ, nhưng cũng nên nhắc nhở và chỉnh cho con ngay. Không nên để thành thói quen rất khó để sửa lại )

👉👉RLALN với trẻ nhỏ nhất là trẻ ở độ tuổi đến trường sẽ là rào cản lớn đối với trẻ trong việc giao tiếp với bạn bè thầy cô, vì nhiều khi chính Bố Mẹ của trẻ còn nghe không hiểu. Chính vì thế bài viết này sẽ giúp cho quý phụ huynh hiểu phần nào về RLALN - NGỌNG . Để chúng ta có hướng và phương pháp để đồng hành cho con đúng cách.

Tài liệu sưu tầm và chia sẻ hi vọng hữu ích với thày cô và ba mẹ.❤️