-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Phác đồ chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ
12/08/2019
PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO TRẺ TỰ KỶ
1. Định nghĩa
Tự kỷ là một dạng bệnh trong nhóm Rối loạn phát triển lan tỏa, ảnh hưởng đến nhiều mặt của sự phát triển nhưng ảnh hưởng nhiều nhất đến kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Hỏi bệnh
- Hỏi tiền sử mang thai của mẹ
- Tiền sử bênh tật của trẻ sau sinh
- Quá trình phát triển của trẻ
2.2. Khám lâm sàng
- Khám toàn thân và hệ thần kinh
- Đánh giá trực tiếp trẻ bằng các test Denver, ASQ, DSM – IV, CARS
2.3.Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng
- Cộng hưởng từ sọ não, chụp cắt lớp vi tính sọ não
- Điện não đồ
- Nhiễm sắc thể
- Calci toàn phần và ion
- Đo thính lực
2.4. Chẩn đoán xác định
- Theo tiêu chuẩn của cuốn Sổ tay Thống kê Chẩn đoán các Rối loạn Tâm thần ( DSM-IV)
- Chẩn đoán mức độ: Theo Thang cho điểm tự kỷ ở trẻ em (CARS)
2.5. Chẩn đoán phân biệt
- Chậm phát triển tinh thần
- Tăng động giảm chú ý
- Khiếm thính
2.6. Chẩn đoán nguyên nhân: Có 3 nhóm nghuyên nhân
- Tổn thương não
- Yếu tố di truyền
- Yếu tố môi trường
3. ĐIỀU TRỊ VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
3.1.Nguyên tắc điều trị, phục hồi chức năng
- Điều trị càng sớm càng tốt
- Điều trị toàn diện: Bao gồm chương trình can thiệp hành vi, ngôn ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu, chơi trị liệu và can thiệp tại nhà.
3.2.Thuốc: Không có thuốc điều trị tự kỷ. Sử dụng một số loại thuốc để làm tăng khả năng tập trung, giảm tăng động và điều chỉnh hành vi.
- Thuốc giảm tăng động (Clonidin 0,5 mg: 1/2 đến 1 viên/ngày, Risperdal 1mg: 1/3 đến 1 viên/ngày).
- Thuốc giảm hung tính (Haloperidol 1,5 mg: do liều).
- Thuốc điều chỉnh cảm xúc (Tegretol 200 mg: 10mg/kg).
- Điều trị kém tập trung: Fluoxetine, Setroline, Citicolin (Somazina, Trausan, Neurocolin…).
- Động tác lặp lại định hình (Zoloft).
- Cebrolysin: 0,2 mg / kg/24h X 20 ngày.
- Marinplus, Pho-L: 1 viên/ngày.
- Thuốc tăng cường tuần hoàn não (Nootropin, Lucidrin... ).
- Magie B6, Canxi
3.3. Vật lý trị liệu, Phục hồi chức năng
3.3.1. Phân tích hành vi ứng dụng bao gồm:
• Quan sát trực tiếp hành vi của trẻ.
• Sử dụng các kích thích vào trước hành vi và sau hành vi.
• Đo lường hành vi bất thường (tần xuất, thời gian, mức độ, địa điểm,..)
• Phân tích chức năng mối liên hệ giữa môi trường và hành vi.
• Dựa vào các kết quả mô tả và phân tích chức năng của hành vi để thiết lập thực hành về thay đổi hành vi.
3.3.2. Trị liệu ngôn ngữ và giao tiếp
Đa số trẻ tự kỷ có vấn đề nghiêm trọng trong phát triển giao tiếp và ngôn ngữ, do đó trị liệu về giao tiếp và ngôn ngữ là hết sức quan trọng.
• Huấn luyện về giao tiếp sớm bao gồm huấn luyện các kỹ năng sau: Kỹ năng tập trung; Kỹ năng bắt chước; Kỹ năng chơi đùa; Giao tiếp bằng cử chỉ, tranh ảnh; Kỹ năng xã hội.
• Huấn luyện các kỹ năng ngôn ngữ bao gồm: Kỹ năng hiểu ngôn ngữ và kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ.
Ngoài ra có thể lựa chọn chương trình huấn luyện theo mức độ tập trung vào các kỹ năng: chú ý; bắt chước; tiếp nhận ngôn ngữ; thể hiện ngôn ngữ; kỹ năng trước khi đến trường; tự chăm sóc; ngôn ngữ trừu tượng; kỹ năng trường học và kỹ năng xã hội.
3.3.3. Hoạt động trị liệu
Hoạt động trị liệu là kỹ năng vận động tinh liên quan đến các cử động nhỏ của bàn tay, cổ tay, ngón tay, ngón chân, môi và lưỡi. Bao gồm:
• Kỹ năng sinh hoạt hàng ngày: kỹ năng ăn uống (dùng dao, dĩa, thìa, uống nước bằng cốc), tắm rửa, mặc quần áo, đi giầy và tất, đi vệ sinh.
• Kỹ năng của bàn tay: Cầm vật nhỏ, viết, vẽ, dùng kéo cắt, dán.
3.3.4. Phương pháp chơi trị liệu
Một đặc điểm thường thấy ở trẻ tự kỷ là thiếu các kỹ năng chơi phù hợp với lứa tuổi. Với trẻ nhỏ, chơi cũng là phương tiện chủ yếu để dạy các kỹ năng xã hội và nhiều trị liệu khác.
Hiện nay có nhiều loại hình chơi được áp dụng cho trẻ tự kỷ:
- Chơi tập thể nhóm nhỏ: trẻ tự kỷ bị hạn chế kỹ năng chơi tập thể, chính vì vậy việc cho trẻ chơi trong một nhóm khoảng năm đến sáu bạn theo một chủ đề nào đó (gia đình, thầy thuốc, xây dựng, nấu nướng…) với sự hướng dẫn của giáo viên giúp trẻ hoà nhập với bạn bè.
- Chơi tập thể nhóm lớn hơn: giúp trẻ tự kỷ hiểu được các luật lệ của trò chơi, luật lệ giao tiếp xã hội, phát triển kỹ năng cá nhân - xã hội tốt hơn.
3.3.5. Trị liệu tại nhà
* Giáo dục hòa nhập mầm non
Hòa đồng với các trẻ bình thường và môi trường hoạt động xã hội bình thường thật khó khăn với trẻ tự kỷ, nhưng đây cũng là mong đợi của các bậc phụ huynh và những nhà chuyên môn. Theo các nghiên cứu, hòa nhập cộng đồng là một điều cần thiết với trẻ tự kỷ ngay cả khi trẻ thờ ơ không hào hứng với loại hình này. Các trẻ nên được đi mẫu giáo từ 2 đến 3 giờ mỗi ngày, đây là hình thức tham gia nhóm giúp trẻ hòa nhập cộng đồng, hiểu biết các quan hệ xã hội, tham gia với tư cách là thành viên của nhóm, mặc dù mức độ tham gia của trẻ rất hạn chế.
* Giáo dục đặc biệt
Trẻ tự kỷ cần chương trình học tập thích hợp với khả năng và xu hướng của trẻ. Sau khi được đánh giá, đội đánh giá và cha mẹ cần thống nhất phương pháp trị liệu tại gia đình. Hướng dẫn cho gia đình can thiệp tại nhà: hai lần mỗi ngày. Mỗi lần từ 30 đến 45 phút theo các bài tập trong chương trình can thiệp hành vi, ngôn ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu và chơi trị liệu. Có thể cử một hoặc hai giáo viên có chuyên môn về giáo dục đặc biệt đến hướng dẫn trực tiếp cho trẻ. Sau 1 đến 2 tháng trẻ có thể được đánh giá lại để đưa ra chương trình can thiệp mới phù hợp với trẻ.
* Hướng dẫn cho cha mẹ nội dung can thiệp tại gia đình
3.4. Các điều trị hỗ trợ khác
3.4.1. Trị liệu tâm lý
Hầu hết trẻ tự kỷ đều có ít nhiều cảm giác lo sợ vì trẻ không hiểu nhiều về thế giới xung quanh, đặc biệt là với những đồ vật mới hoặc những hoàn cảnh mới lạ. Những lo sợ này càng khiến trẻ xa lánh mọi người và thế giới xung quanh, thu mình vào thế giới của riêng chúng. Do vậy trị liệu tâm lý là rất cần thiết cho trẻ tự kỷ. Hoạt động này giúp trẻ tiếp cận với thế giới đồ vật và đồ chơi một cách an toàn, đồng thời giúp trẻ khám phá thế giới quanh mình một cách tự tin. Trẻ sẽ làm việc với chuyên gia tâm lý một đến hai lần mỗi tuần, mỗi lần 45 phút
3.4.2. Các câu chuyện xã hội
(tài liệu tham khảo)
Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.