-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Phương pháp trị liệu dành cho trẻ tự kỷ bằng âm nhạc
13/11/2020
ÂM NHẠC - NGHỆ THUẬT TRỊ LIỆU DÀNH CHO TRẺ TỰ KỶ
Trẻ tự kỷ thường có sự chú ý và nhạy cảm lạ thường đối với âm nhạc. Những nghiên cứu và thực nghiệm đã chỉ ra nhiều trẻ tự kỷ có thể thao tác trong khu vực âm nhạc giỏi một cách khác thường so với các khu vực không âm nhạc khác, đồng thời cũng thao tác âm nhạc giỏi hơn so với trẻ em bình thường. Nhiều trẻ tự kỷ đáp ứng một cách thường xuyên và thích hợp với âm nhạc hơn so với kích thích nghe khác.
(Sếp nhớ code cái mục lục vào đây nhó, nhớ đây nhó, đừng quê nhó)
- Trị liệu âm nhạc với trẻ tự kỷ
- Mục tiêu trị liệu
Thực tế âm nhạc là một kích thích hấp dẫn đặc biệt với trẻ tự kỷ nên trẻ có thể tham gia rất tốt các hoạt động âm nhạc, điều đó đóng góp cho hiệu quả của trị liệu âm nhạc. Trị liệu âm nhạc của trẻ tự kỷ nói chung tập trung vào các khu vực sau:
- Cải thiện sự phối hợp vận động, cả vận động thô lẫn vận động tinh tế
- Kéo dài thời gian chú ý của trẻ
- Phát triển nhận thức cơ thể
- Phát triển khái niệm tự thân
- Phát triển các kỹ năng xã hội
- Phát triển giao tiếp bằng miệng và không bằng miệng
- Tạo điều kiện cho việc học tập về những khái niệm học thuật cơ bản trước tuổi đến trường và tuổi đến trường
- Chấm dứt hoặc thay đổi các hành vi nghi thức và lặp lại
- Giảm lo âu, tức giận và tăng động
- Rèn luyện cảm giác, tri giác và phối hợp vận động cảm giác (nghe, nhìn, xúc giác và vận động)
- Kỹ thuật trị liệu
Các bài tập xướng âm: Hát cá nhân. Kết hợp giữa những nguyên âm và phụ âm với sự chuyển điệu thích hợp, có sự hỗ trợ nhịp thở
Hát và hát nói: Hát kiểu Thánh ca, hát nhịp đều đều, tụng kinh, đồng giao...
Vận động: Múa, vận động sáng tạo, luyện tập nhịp điệu và các kỹ thuật bắt chước.
Những trò chơi âm nhạc
Thao tác trên nhạc cụ: sử dụng các kỹ thuật bắt chước hoặc ứng tác. Có thể là hình thức hoạt động nhóm hoặc một trẻ với một nhà trị liệu.
Nghe âm nhạc
- Tác động của trị liệu âm nhạc đối với trẻ
Với những mục tiêu và kỹ thuật âm nhạc nêu trên, người ta áp dụng từng bước, từng mức độ trên 4 lĩnh vực chủ yếu sau
- Trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ
Thiết lập ý định giao tiếp: Ở mức độ này, nhà trị liệu có sự ham muốn và sự cần thiết giao tiếp. Những kỹ thuật âm nhạc khuyến khích trẻ tương tác xã hội. Thí dụ: hỏi đáp hoặc bắt chước trên trống hay đàn kim loại; đệm nhạc theo những vận động của trẻ trên đàn piano; hát một bài hát hành động cho trẻ và ra hiệu, ám chỉ những đáp ứng cơ bản thích hợp
Tương tác bài hát – hành động: Khi trẻ đã hiểu những ý định giao tiếp, đã đáp ứng giao tiếp, cho trẻ tập những bài hát hay những bài đồng giao có sự hòa hợp giữa hát, nhịp và đập nhịp cơ thể. Lời cho những bài hát mang tính hướng dẫn, chỉ đạo cho những đáp ứng hành động cơ thể và đáp ứng miệng của trẻ.
Bài tập vận động miệng: Chơi những nhạc cụ gió và tập cho trẻ thao tác những bài tập bắt chước – vận động miệng để phát âm một cách rõ ràng. Bài tập sẽ giúp cho trẻ tăng cường nhận biết và sử dụng các chức năng của môi, lưỡi, hàm và răng.
Bắt chước: vận động thô, vận động miệng và vận động phát âm miệng: Khi trẻ đã phát triển những kỹ năng bắt chước và phát triển kỹ năng nhận thức, tiếp tục tập cho trẻ hàng loạt những kỹ thuật từ thấp đến cao: Đầu tiên là tên của các bộ phận cơ thể khi vận động bộ phận đó. Tiếp theo, trẻ tập vận động trên miệng để phát âm rõ ràng những từ đó. Cuối cùng, yêu cầu trẻ vận động các bộ phận cơ thể trong bài tập bắt chước kết hợp với âm thanh phát ra càng nhiều từ càng tốt.
Hình thành ngữ điệu: Khi trẻ tự kỷ đã tiếp thu được một số lời nói, trẻ được thực hiện một số hoạt động nhằm tạo thuận lợi cho nói trôi chảy và chỉnh sửa ngữ điệu. Kỹ thuật được sử dụng là ứng tác miệng trên cơ sở tiến triển hợp âm. Thí dụ, dùng đàn gió chơi các nốt nhạc, trẻ ứng tác lời trên nốt nhạc tương ứng. Tập diễn tả miệng để hình thành những đặc trưng âm điệu lời nói. Có thể kết hợp hình biểu đồ trợ giúp cho những chuyển điệu trong ngữ điệu nói.
- Trẻ phát triển cảm xúc và xã hội
Âm nhạc là đối tượng dàn xếp: Vì đặc điểm của trẻ tự kỷ là phớt lờ những cố gắng của người khác trong việc tương tác với mình, vì vậy dụng cụ âm nhạc vốn là một đối tượng hấp dẫn với trẻ tự kỷ sẽ trở thành một điểm tiếp xúc chung trong mối quan hệ tương tác giữa nhà trị liệu và trẻ.
Xây dựng những mối quan hệ thông qua tương tác âm nhạc: Lúc đầu, đệm đàn piano thêm vào cho các kỹ thuật đã sử dụng trước đó nhằm tăng thêm cho trẻ nhận biết về sự có mặt của nhà trị liệu. Dần dần, nhà trị liệu khuyến khích trẻ tiếp xúc cơ thể, thí dụ, cầm tay trẻ và vận động theo âm nhạc hoặc làm quen với các nhạc cụ nhất định. Cuối cùng, dẫn tay trẻ hoạt động trên nhạc cụ bàn phím hoặc gõ.
Học tập xã hội thông qua tương tác âm nhạc: Thường sử dụng những nhạc cụ gõ và bàn phím. Qua tương tác âm nhạc, đặt yêu cầu nhất định về sự đáp ứng của trẻ. Nhà trị liệu soạn các bài tập để giúp trẻ học cách đáp ứng trong ngữ cảnh xã hội bằng thay đổi nhịp độ khác nhau, ngừng nghỉ, vận động, hỏi đáp hay các hình thức bắt chước.
Học tập cảm xúc thông qua âm nhạc: Những bài tập âm nhạc diễn tả để gợi những đáp ứng cảm xúc của trẻ tự kỷ.Trẻ học cách diễn tả cảm xúc kết hợp với diễn tả âm nhạc. Có thể kèm theo, cho trẻ diễn tả ngôn ngữ cơ thể, gọi tên trạng thái cảm xúc bằng lời hoặc cho trẻ gắn miêu tả cảm xúc nhìn với âm nhạc. Thí dụ, nét mặt buồn rầu gắn phù hợp với nét nhạc buồn.
Học tập làm thành viên nhóm thông qua âm nhạc: Thông qua hát, vận động, múa và chơi nhạc cụ nhóm, trẻ tự kỷ có thể học cách chịu đựng về sự có mặt của những người khác, tiếp xúc vật lý với những người khác, phân biệt được giữa mình với người khác và thực hành những hành vi xã hội. Trẻ tự kỷ có sự lớn lên về xã hội và cảm xúc thông qua việc nắm tay khi vận động với nhau, đối mặt với nhau trong vòng tròn, chơi nhạc cụ với nhau và nghe người khác nói.
- Trẻ tự kỷ phát triển những khái niệm nhận thức trước tuổi đến trường
Những bài hát và những bài đồng giao rất có ích trong việc dạy trẻ tự kỷ những kỹ năng ngôn ngữ và những khái niệm. Vì âm nhạc rất hấp dẫn cho trẻ tự kỷ nên nó có thể hoạt hóa, tạo điều kiện cho sự chú ý, tri giác và tăng cường trí nhớ về các thông tin. Âm nhạc cũng cũng có thể làm giảm các hành vi công kích, những hành vi nghi thức, tự kích thích và làm bền vững khoảng thời gian chú ý. Những hoạt động âm nhạc, cả nghe nhạc và chơi nhạc có thể làm tăng khả năng học tập thông tin không âm nhạc.
- Trẻ tự kỷ phát triển vận động cảm giác
Sự hòa hợp cảm giác: Khi chơi âm nhạc, trẻ tự kỷ có sự thăm dò chân tay qua những nhạc cụ, qua đó, trẻ học được sự liên kết và hòa hợp với nhau giữa các kích thích nghe, nhìn và xúc giác. Ở mức độ này, nhà trị liệu hướng dẫn trẻ phối hợp vận động ngón tay và bàn tay.
Giảm hành vi tự kích thích: Như đã trình bày ở phần trên, trẻ tự kỷ có những động tác vô nghĩa, cứng nhắc, lặp lại một cách kỳ lạ. Đó như một sự tự sáng tạo ra đầu vào kích thích cảm giác của trẻ dẫn đến hành vi ta gọi là tự kích thích. Âm nhạc gây cảm giác thú vị, và nó như một phần thưởng đối với trẻ. Chính vì vậy, theo nguyên lý của liệu pháp hành vi, chơi âm nhạc có thể làm giảm những hành vi tự kích thích vô nghĩa, lặp lại của trẻ tự kỷ.
Sự hòa hợp vận động cảm giác: Trẻ tập vận động kết hợp nghe âm nhạc: vận động khi âm nhạc chơi, ngừng vận động khi âm nhạc ngừng. Trẻ cũng học vận động phối hợp với âm nhạc: láy rền cho trẻ quay, chạy giai điệu cho trẻ chạy, giai điệu ngắt quãng cho chạy từ nơi này đến nơi khác, mở rộng âm hình cho giang tay, giang chân...
Những bài tập bắt chước: Đây là những bài tập thể dục, nhà trị liệu tập các động tác tay, chân và cơ thể cho trẻ bắt chước. Những động tác này có âm nhạc đệm phù hợp cho trẻ nhớ.
Sự kết hợp vận động cảm giác: Đây là các bài tập vận động theo nhịp điệu âm nhạc, mức độ cao, giống như những bài nhảy nhịp điệu.
Bình luận (1)
1 bình luận
Vetalolla
17/04/2022